Bài đăng nổi bật

Hoàng Xuân Vinh niềm tự hào của thể thao Việt Nam đã về nước trong sự chào đón nhiệt liệt của cổ động viên nước nhà

Tại sân bay Nội Bài, Hoàng Xuân Vinh trả lời câu hỏi về phát bắn đạt 10,7 điểm để đoạt HCV: "Tôi nghĩ hàng triệu CĐV Việt Nam đã ủng h...

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Hiểm hoạ hạm đội tàu cá Trung Quốc ở Biển Đông

 Sự cạnh tranh giữa các đội tàu cá đối thủ ở vùng biển cạn kiệt tài nguyên, trong khu      vực có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn, chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột.

tin tuc nha trang- hiem hoa tu ham doi tau ca trung quoc
                                                        ảnh Tin Tức Nha Trang
Theo một nghiên cứu đăng trên tờ The Conservation của Australia ngày 16.8, Biển Đông       sẽ cạn kiệt nguồn tài nguyên cá trong tương lai không xa, nếu hạm đội tàu cá hùng hậu                          của Trung Quốc tiếp tục đánh bắt tận diệt như hiện nay. 
Đánh bắt tận diệt
Trái ngược với quan điểm cho rằng tranh chấp Biển Đông xuất phát chủ yếu từ cơn khát nguồn năng lượng dưới đáy biển, thì trên thực tế, hiểm hoạ cận kề nhất là sự cạn kiệt nguồn tài nguyên hải sản và thảm hoạ môi trường ở Biển Đông.
Một báo cáo của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc hôm 14.8 cho biết, vùng biển ven bờ Trung Quốc đang đối mặt với thực tế "không có cá", và ngư dân nước này phải tìm cách đánh bắt ở nhiều vùng biển khác, kể cả các vùng biển tranh chấp gần Trung Quốc, và thậm chí tới tận Ấn Độ Dương.
Theo nghiên cứu của The Conservation, Biển Đông với diện tích khoảng 3 triệu km2, tương đối nhỏ so với các đại dương khác, nhưng có nguồn trữ lượng hải sản dồi dào đến kinh ngạc. Nơi đây có hơn 3.300 loài cá biển, chiếm khoảng 12% lượng cá đánh bắt trên toàn thế giới (số liệu năm 2012), trị giá gần 22 tỉ USD. Nguồn tài nguyên này có giá trị hơn cả tiền bạc, vì nó đảm bảo an ninh lương thực cho hàng trăm triệu người dân ven biển và tạo việc làm cho ít nhất 3.7 triệu người.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên hải sản này đang bị đe doạ nghiêm trọng, Biển Đông đang bị khai thác quá mức. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong năm 2015 có đến 55% lượng tàu cá trên toàn thế giới đánh bắt ở Biển Đông. Trong khi đó, trữ lượng cá giảm từ 70-95% so với những năm 1950. Trong vòng hơn 30 năm, số lượng cá đánh bắt được mỗi giờ giảm đi 1/3, có nghĩa là ngư dân ra khơi nhiều hơn, song thu được ít cá hơn.
Trong số những tàu cá hoạt động ở Biển Đông, hạm đội tàu cá của Trung Quốc đại lục và Đài Loan chiếm áp đảo. Điều này là do nhu cầu trong nước tăng cao "vô đối", ngoài ra ngư dân Trung Quốc được nhà nước trợ cấp đóng tàu cá lớn hơn và có khả năng hoạt động xa hơn.
Trong khi đó, hạm đội tàu cá áp đảo của Trung Quốc và Đài Loan, theo nghiên cứu của The Conservation, áp dụng các biện pháp đánh bắt mang tính huỷ diệt, như dùng thuốc nổ, xyanua tại các rạn san hô để bắt cá, cộng với đó là hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông đã phá hủy các rạn san hô trên quy mô lớn, khiến các rạn san hô ở vùng biển này đã giảm với tốc độ 16% mỗi thập kỷ.
Số lượng các loài hải sản lớn đánh bắt được giảm, nhưng số lượng các loài nhỏ hơn và cá con lại tăng lên. Điều ngày thực sự rất tai hại đối với tương lai nguồn cá ở Biển Đông. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nếu tiếp tục đánh bắt như hiện nay, mỗi loài hải sản sẽ giảm từ 9-59% đến năm 2045.
Đụng độ tàu cá
Sự cạnh tranh giữa các đội tàu cá đối thủ ở vùng biển cạn kiệt tài nguyên, trong khu vực có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn, chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột. Hàng loạt tàu cá đã bị bắt giữ vì cáo buộc đánh bắt trái phép, dẫn đến sự cố giữa các tàu tuần tra như vụ đối đầu giữa tàu Trung Quốc và Indonesia hồi tháng 3 năm nay.
Trong khi đó, tàu cá không chỉ được sử dụng để đánh cá, mà còn để khẳng định yêu sách trên biển. Hạm đội tàu cá Trung Quốc được miêu tả là lực lượng "dân quân biển" trong trường hợp này. Nhiều sự cố liên quan đến tàu cá Trung Quốc hoạt động trong "đường 9 đoạn" phi pháp ở Biển Đông, xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác trong khu vực.
Lực lượng hải cảnh Trung Quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp hậu cần, như tiếp nhiên liệu, hay can thiệp để bảo vệ tàu cá nước này khi bị giới chức các quốc gia ven Biển Đông bắt giữ.
Phán quyết của Toà trọng tài Công ước Luật Biển ngày 12.7.2016 khẳng định rằng, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý với tuyên bố chủ quyền ở "đường 9 đoạn" và không có bất kỳ quyền tài nguyên nào trong khu vực này. Kể từ sau phán quyết của Toà, đã có những dấu hiệu cho thấy các quốc gia ven biển có lập trường cứng rắn hơn với hành động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc trong vùng biển của các nước này.
Indonesia mạnh tay nhất, đã đánh chìm nhiều tàu cá của Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng biển của họ, với mục đich răn đe và bảo vệ chủ quyền của nước này. Malaysia có vẻ cũng đang đi theo con đường này, đe doạ đánh chìm tàu cá trái phép và biến chúng thành các rạn san hô nhân tạo.
Điều khó khăn là Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Toà và có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ tiếp tục hoạt động trong "đường 9 đoạn" phi pháp, còn hải quân Trung Quốc sẽ tìm cách bảo vệ các yêu sách của nước này ở đó.
Thật vậy, Trung Quốc mới đây đã mở cửa một cảng cá ở đảo Hải Nam có sức chứa 800 tàu cá, và dự kiến sẽ tăng lên đến 2.000. Theo một quan chức địa phương, "cảng biển mới sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông".
Trước đó, hôm 2.8, Toà án nhân dân tối cao Trung Quốc cảnh báo, Trung Quốc có quyền khởi tố và bỏ tù người nước ngoài "xâm nhập trái phép lãnh hải Trung Quốc", kể cả những vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, nhưng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác.
Đáng ngại hơn, chỉ một ngày sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cảnh báo về một cuộc chiến tranh nhân dân trên biển "để bảo vệ chủ quyền". Điều này càng tạo bối cảnh cho các cuộc xung đột tàu cá gia tăng.
                                                                                                            Tin Tức Nha Trang

0 nhận xét:

Đăng nhận xét